Sự thay đổi của núi đôi trong quá trình mang thai
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Một trong những thay đổi lớn nhất trên cơ thể người phụ nữ khi mang bầu là núi đôi.
Chắc chắc rằng, tất cả chị em khi mới mang bầu đều nhận thấy sự thay đổi của núi đôi. Ngay khi bạn chưa chắc chắn mình mang thai, đã thấy núi đôi có vẻ căng và đau nhức. Đó chính là một trong những dấu hiệu nhận biết mình mang thai.
Sự thay đổi của núi đôi từng quý thai kỳ
Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, núi đôi cũng phát triển theo để phù hợp với biến đổi cơ thể và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hết về những thay đổi này vì ở mỗi quý thai, núi đôi lại có những biến chuyển khác biệt.
Ba tháng đầu
Sự thay đổi của núi đôi đầu tiên khi mang thai là ngực sẽ đau nhức và mềm hơn. Trong những tháng đầu này, mẹ bầu dễ dàng nhận ra những biến chuyển của ngực vì chúng nhạy cảm hơn rất nhiều.
Ba tháng giữa
Khi thai kỳ bắt đầu phát triển mạnh thì núi đôi cũng lớn dần lên rõ rệt. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy kích thước ngực có thể tăng thêm đến 1-2cm và việc thay đổi áo ngực thường xuyên là rất cần thiết.
Ở những tháng giữa thai kỳ, kích cỡ nhũ hoa và quầng xung quanh nhũ hoa có thể tăng gấp đôi và có thể giữ nguyên kích thước cho đến cuối thai kỳ. Màu sắc nhũ hoa thời gian này thường có màu hồng nâu. Nguyên nhân là do việc lưu thông máu trong thời gian mang thai tăng lên đáng kể ở bộ phận này.
Ba tháng cuối thai kỳ
Gần đến những ngày sinh nở, ngực vẫn không ngừng phát triển cùng với sự tăng lên của bụng bầu và vì thế mẹ bầu sẽ có cảm giác nặng nề hơn. Thời gian này, nhiều mẹ còn thấy xuất hiện sữa non nữa. Chất lỏng màu vàng nhạt chính là sữa non chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và rất giàu kháng thể giành cho bé sơ sinh.
Những tháng cuối thai kỳ, bạn cũng dễ dàng nhận thấy những nốt da gà nhỏ nổi xung quanh quầng núi đôi. Đây là nơi sản xuất các tia sữa và giúp bé dễ dàng ti mẹ hơn nhất là khi mới chào đời.
Những dấu hiệu cảnh báo
Mặc dù những thay đổi gặp phải trong thời gian mang thai là hoàn toàn bình thường nhưng có một vài triệu chứng bạn nên lưu ý:
Núm ti ẩn
Trong một số trường hợp, núm ti có thể ẩn vào trong và điều này sẽ gây những rắc rối nghiêm trọng khi bạn bắt đầu thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy núm ti mình có dấu hiệu phẳng hoặc ẩn vào bên trong, nên trao đổi với bác sĩ để được sử dụng những dụng cụ kéo ti hiện ra.
Ngực bị căng sữa
Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Thời gian này, cơ thể bạn đang trong quá trình sản xuất sữa nhiều và chúng có thể gây ra hiện tượng căng sữa. Lúc này, mẹ bầu có thể sử dụng cách chườm đá lạnh và massage bằng vòi hoa sen nước ấm.
Viêm núi đôi
Tình trạng bệnh này có thể phát triển trong thời gian mang thai và sau sinh. Dấu hiệu của bệnh là khiến núi đôi đau đớn và căng tức. Căn bệnh này thường có nguyên nhân nhiễm trùng và phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chữa trị bệnh kịp thời.
Giảm đau tức ngực khi bầu bí
– Thay đổi cách ăn uống: Giảm chất béo, tăng rau cải, trái cây, gạo và đậu. Cách ăn uống này làm giảm oestrogen, nguyên nhân chính tạo nên sự đau đớn.
– Đừng để quá mập: Mức độ đau tỷ lệ thuận với độ béo. Chất mỡ quá nhiều trong cơ thể có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất và dự trữ kích thích tố oestrogen.
– Dùng các sinh tố: Chất prolactin cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chứng đau vú. Muốn ngăn chặn sự phát triển của chất này, bạn nên uống các sinh tố B, C, và canxi.
– Kiêng cà phê hoặc những thứ có chứa cafein như nước ngọt, kem, ca cao… và nhất là những thuốc làm giảm đau có cafein.
– Giảm ăn muối: Chất muối có thể làm nặng hơn sự sưng nề. Cố gắng giảm lượng muối lại trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần lễ, bạn sẽ ít đau hơn.
– Lạnh và nóng: Đây là phương pháp thần kỳ có thể làm dịu đi bất cứ chứng đau nhức nào. Dùng nước đá bọc trong bao plastic rồi đắp lên chỗ đau qua một lớp khăn lông chừng 5-10 phút; kế đó thay bằng một khăn lông nhúng nước nóng vắt khô chừng 5 phút, rồi trở lại lạnh. Làm như vậy nhiều lần trong ngày có thể xoa dịu sự đau đớn. Nó làm giảm hầu hết các bệnh sưng như đau lưng, bầm mắt, sưng vú, cho đến những vết bầm gây ra do nguyên nhân khác.
Chọn áo ngực khi mang bầu
– Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái và nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn.
– Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển. Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.
– Bạn nên tránh những áo ngực bó khít gây đau.
– Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.
– Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.
Theo Eva
Leave a Reply