Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

check Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

Áp-xe phổi cần phân biệt với một số bệnh khác như: ung thư phổi áp-xe hoá: bệnh nhân thường trên 45 tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Kèm theo triệu chứng áp-xe phổi còn có các triệu chứng: , , , ngón tay dùi trống, phù áo khoác…

Để điều trị chứng hiệu quả nhất, bạn cùng tìm hiểu biểu hiện và cách chữa vị áp xe dưới đây nhé.

Nhiều yếu tố gây áp-xe phổi

Có nhiều nguyên nhân gây áp-xe phổi: do vi khuẩn gây viêm nhiễm, hoại tử như vi khuẩn làm mủ như tụ cầu vàng, Klebsiella, liên cầu khuẩn nhóm A, trực khuẩn mủ xanh, E. Coli và những vi khuẩn kỵ khí khác. Do nhiễm nấm: Aspergilus, Candida Abicans, Mucor. Do nhiễm ký sinh trùng như amíp, sán lá phổi. Do ổ nhồi máu phổi vì tắc mạch, viêm mạch máu viêm nút quanh động mạch, bệnh u hạt. Do ung thư nguyên phát bội nhiễm. Do kén hơi bội nhiễm; hoại tử trong bệnh bụi phổi.

empyema 1414730298955 Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

Các yếu tố dễ dẫn đến áp-xe phổi là: chấn thương lồng ngực có mảnh đạn hoặc dị vật; sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy; sau phẫu thuật tai mũi họng, răng hàm mặt; bệnh nhân mắc các bệnh: đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, giãn phế quản; người nghiện rượu, tiêm chích ma túy, nghiện thuốc lá, thuốc lào…

Biểu hiện bệnh

Áp-xe phổi có biểu hiện bệnh ở nhiều giai đoạn. Giai đoạn hình thành ổ mủ kín: bệnh nhân có ho, sốt 39-40oC, đau ngực, có thể có khó thở. Giai đoạn ộc mủ: khoảng 6 – 15 ngày sau khi hình thành ổ mủ kín, bệnh nhân đột ngột ho tăng lên, đau tăng lên. Ho dữ dội và ộc ra rất nhiều mủ, có khi đến hàng trăm ml, mủ đặc quánh màu vàng hoặc nhầy màu vàng. Bệnh nhân bị vã mồ hôi, mệt lả. Sau ộc mủ thì hết sốt, dễ chịu, ăn ngủ được. Giai đoạn ộc mủ cần đề phòng mủ tràn vào đường thở gây ngạt thở. Bệnh nhân có thể ho ra máu hoặc khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày. Tính chất mủ: mủ màu vàng thường do tụ cầu; mủ màu xanh, thường do liên cầu, mủ màu socola thường do amip; mủ thối thường do vi khuẩn kỵ khí. Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: bệnh nhân vẫn ho dai dẳng, nhất là khi thay đổi tư thế và khạc mủ số lượng ít hơn. Nghe phổi: thấy ran ngáy, ran ẩm, có khi thấy hội chứng hang, hội chứng đông đặc.

Chụp Xquang phổi, ở giai đoạn ổ mủ kín thấy một bóng mờ không thuần nhất, khá rộng, bờ mờ, chưa có ổ phá hủy; ở những giai đoạn sau thấy một hoặc nhiều hang dạng tròn, bờ dày, xung quanh là tổ chức phổi đông đặc, trong hang có mức nước và hơi. Xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng.

Áp-xe phổi cần phân biệt với một số bệnh khác như: ung thư phổi áp-xe hoá: bệnh nhân thường trên 45 tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Kèm theo triệu chứng áp-xe phổi còn có các triệu chứng: nuốt nghẹn, nói khàn, móng tay khum, ngón tay dùi trống, phù áo khoác… Kén khí phổi bội nhiễm: biểu hiện giống áp-xe phổi nhưng chụp Xquang phổi thấy hình hang thành mỏng dưới 1 mm, có mức khí dịch và sau khi điều trị thì kén khí vẫn còn tồn tại. Giãn phế quản hình túi cục bộ: bệnh nhân có tiền sử ho, khạc đờm hoặc có khi ho ra máu kéo dài nhiều năm, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ tồn tại lâu. Lao phổi có hang: lao phổi thường tiến triển từ từ với toàn trạng bệnh nhân gầy sút suy sụp, thường sốt về chiều, ho khạc đờm hoặc máu. Xét nghiệm đờm có thể thấy trực khuẩn lao.

Phương pháp điều trị

Khi đã phát hiện áp-xe phổi cần dùng sớm, dùng từ 2 loại thuốc trở lên với liều cao ngay từ đầu. Khi đã có đồ thì dùng thuốc theo đồ. Thời gian dùng ít nhất 4 tuần.

Dẫn lưu ổ áp-xe: dựa vào phim chụp Xquang phổi thẳng nghiêng, chọn tư thế bệnh nhân để dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực. Có thể dùng soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp-xe. Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương tắc nghẽn phế quản và gắp bỏ dị vật phế quản nếu có. Chọc dẫn lưu mủ qua da: áp dụng đối với những ổ áp-xe phổi ở ngoại vi, ổ áp-xe không thông với phế quản; ổ áp-xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng ống thông đặt vào ổ áp-xe để hút dẫn lưu mủ qua hệ thống hút liên tục.

Bệnh nhân cần được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng tốt. Đảm bảo cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan. Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Phẫu thuật điều trị các trường hợp: ổ áp-xe trên 10cm; trường hợp áp-xe phổi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả; ho ra máu tái phát hoặc ho máu nặng đe doạ tính mạng; áp-xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng; có biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi…

Lời khuyên của bác sĩ

Áp-xe phổi là bệnh nặng, điều trị nhiều khi rất khó khăn nên cần phải tích cực phòng tránh bệnh. Cần phối hợp các biện pháp phòng bệnh như sau: giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng việc đánh răng ngày 2-3 lần; dùng nước muối sinh lý 9%o nhỏ mắt, mũi mỗi khi ra ngoài về hoặc đi đến nơi công cộng trở về. Điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn ở răng, hàm, mặt và tai, mũi, họng. Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Tránh hít phải khói bụi, các chất nấm mốc ở thực phẩm. Phòng và điều trị các bệnh giun sán…

thegioicaythuoc Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

300x250 holy Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online