Đường huyết tăng do ăn ổi sai cách
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198: “Ổi có chỉ số đường huyết cao: GI=78. Do đó, ăn ổi sai cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.
Ổi được biết đến như một loại trái cây cứu cánh cho bệnh nhân tiểu đường. Rất nhiều người tiểu đường vô tư dùng ổi vì nghĩ đây là biện pháp dân gian đơn giản để hạ đường huyết mà không biết rằng, ăn ổi sai cách chính là cách nhanh nhất để người tiểu đường “ăn bớt” tuổi thọ của mình.
Ăn ổi thế nào là sai?
Cô N.T.H ở Khương Mai – Hà Nội luôn thực hiện ăn uống khoa học, luyện tập theo sách, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ mà đường huyết vẫn tăng cao. Được nhiều người mách dùng nước ổi ép uống hàng ngày sẽ có tác dụng hạ đường huyết, cô chăm chỉ thực hiện. Đến khi đường huyết của cô tăng cao lên đến 14 phẩy, phải nhập viện, thì cả nhà cô mới ngã ngửa ra nguyên nhân chính là do cô đã ăn ổi sai cách.
Ăn ổi sai cách khiến người tiểu đường phải nhập viện
Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198: “Ổi có chỉ số đường huyết cao: GI=78. Do đó, ăn ổi sai cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.
Một số cách ăn ổi sai thường gặp nhất là:
– Dùng nước ép ổi để uống hàng ngày.
– Ăn ổi ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn chính
– Ăn ổi thả ga, không hạn chế số lượng”.
Tại sao ổi vẫn là “cứu cánh” cho người bệnh tiểu đường?
Tiến sĩ Jonny Bowden, Ph.D trong cuốn sách “150 thực phẩm lành mạnh nhất trên trái đất” cho biết: người tiểu đường vẫn có thể sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết của thực phẩm (chỉ số GI) cao với điều kiện tải trọng đường của thực phẩm đó thấp. Tuy ổi có chỉ số đường huyết là 78, nhưng tải trọng đường trong 100g ổi khá thấp, chỉ chiếm 4/40.
Còn bác sĩ Tường Vy – Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện 198 khẳng định: “Ổi có hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan cao, trong 100g ổi có đến tận 6g chất xơ, giúp làm giảm cholesterol, làm chậm hấp thu đường sau ăn. Thêm vào đó, nồng độ lycopene cao, vitamin C, Beta Caroten và kali… rất hữu ích trong việc tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu khỏi bị hư hại do gốc tự do – nguyên nhân chính làm phát sinh biến chứng tiểu đường.”
Người tiểu đường ăn ổi thế nào là đúng?
– Ăn ổi nguyên quả để cơ thể hấp thu được lượng chất xơ dồi dào. Tuyệt đối không nên dùng nước ép ổi vì cách ăn này sẽ làm đường huyết của người tiểu đường tăng rất nhanh vì lượng chất xơ không được sử dụng đến.
– Vỏ quả ổi có nhiều tanin nếu ăn nhiều dễ bị táo bón do đó nên gọt bỏ vỏ.
– Ăn ổi trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng
– Khoảng cách giữa 2 lần ăn tối thiểu là 6 tiếng.
– Mỗi người tiểu đường có thể ăn 140g quả ổi chín/lần/ngày, tương đương với 2 quả ổi nhỏ, có thể sử dụng 2 lần/ngày.
Người tiểu đường nên ăn ổi nguyên quả
– Những người bị táo bón không nên ăn ổi xanh và hạt ổi vì dễ bị táo bón.
– Ngoài việc ăn ổi, người tiểu đường nên lựa chọn cho mình 1 chế độ ăn hợp lý, đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ. Đồng thời nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác để duy trì và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn.
Leave a Reply