Điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho bé sơ sinh nhé!
Tắm cho con là khoảng thời gian tuyệt vời để hai mẹ con có thể trò chuyện, vui chơi cùng nhau. Mẹ thì thầm nói, con chăm chú nghe rồi cả 2 cùng cười, cùng nghịch… những khoảnh khắc đẹp, quý giá dành cho hai mẹ con. Tuy nhiên, mẹ có biết đây cũng là lúc có nhiều nguy hiểm rình rập
Một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi tắm cho trẻ sơ sinh là không bao giờ được để bé một mình trong nhà tắm mà không có sự giám sát của người lớn, dù chỉ trong tích tắc. Thậm chí dù mực nước chưa tới 3cm, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có thể bị chết đuối. Do đó, trước khi tắm cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết như xà phòng, khăn tắm, bỉm sạch, quần áo sạch… Đặc biệt, nếu có chuông cửa hay điện thoại reo, mẹ nên bế bé ra ngoài, quấn khăn và đưa bé theo cùng.
Ngoài ra, nếu muốn “biến” thời gian tắm thành khoảng thời gian vui vẻ và an toàn cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 27-28°C.
– Không nên đặt bé vào chậu tắm khi nước đang chảy nhằm tránh để cơ thể bé phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ liên tục của nước.
Bên cạnh đó, việc nước liên tục chảy ra cũng có thể khiến con dễ bị ngợp.
– Do bồn/chậu tắm thường rất trơn trượt. Do đó, mẹ nên trang bị cho bé một miếng thảm tắm bằng cao su rồi đặt vào trong bồn/chậu để dễ “ổn định” chỗ ngồi cho bé và bé ngồi vững hơn. Các mẹ cũng cần mua thêm đồ bọc các thiệt bị cứng trong phòng tắm như vòi nước để lỡ đầu bé có đụng vào cũng đỡ đau hơn. Ngoài ra, với những phòng tắm được gắn cửa kính trượt, mẹ nên dùng loại kính cường lực, kính chất lượng cao cho yên tâm.
– Nước tắm cho bé không nên quá nóng, cũng không được quá nguội. Để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho con, mẹ có thể dùng cổ tay hoặc mặt trong của khuỷu tay. Trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi biết đi thường sẽ thích nước tắm mát hơn người lớn chúng ta nghĩ.
– Mực nước “tiêu chuẩn” khi tắm cho trẻ sơ sinh chỉ nên từ 6 – 12cm
– Với những bé đã biết ngồi, mẹ có thể “tậu” cho bé một cái ghế ngồi tắm để giúp bé ngồi vững hơn. Đồng thời, mẹ cũng không bị phí sức để giữ bé. Tuy nhiên, dù như vậy, mẹ cũng không được chủ quan, vì khi ngồi ghế, nguy cơ lật nhào hay bị vướng vào ghế cũng có thể xảy ra. Tốt nhất, mẹ vẫn luôn phải để mắt đến bé và ở ngay bên bé khi tắm.
– Dặn bé không được đứng lên trong bồn/chậu tắm.
– Sau khi tắm trong bồn/chậu xong, các mẹ có thể lấy nước sạch dội lại cho bé nếu muốn, miễn là đảm bảo cho khu vực mặc bỉm và nếp gấp da sạch sẽ là được.
– Xà phòng tắm và gội cho bé có thể làm cho da bé bị khô hay kích ứng nhẹ làm cho da ửng đỏ. Nếu dùng xà phòng tắm, nên chọn loại được sản xuất riêng cho trẻ em và chỉ cần một lượng nhỏ khi tắm thôi. Để tránh cho bé ngâm trong nước xà phòng quá lâu, lúc đầu, các mẹ có thể chơi và kì cọ cho bé với nước rồi sau đó mới dùng đến xà phòng tắm gội.
– Không nên dùng loại xà phòng bọt cho bé vì nó có thể gây kích ứng niệu đạo của bé và để lâu, nó sẽ làm cho bé bị nhiễm trùng đường tiểu.
– Nếu dùng máy nước nóng, các mẹ nhớ chỉnh nhiệt độ ở mức 37 độ C là vừa. Ở mức 60 độ C, nước có thể làm cho bé bị bỏng ở cấp độ 3, rất nguy hiểm.
– Không để bé chạm vào van nước, ngay cả khi bé chưa thể điều chỉnh được nó. Nếu bé cứ thường xuyên “tập luyện” điều này thì một ngày nào đó, bé sẽ làm được. Khi đó, áp lực của dòng nước có thể sẽ làm bé bị thương. Khi cho bé vào bồn/chậu /chậu tắm, các mẹ nên đặt bé ngồi quay lưng lại với vòi nước.
– Để các thiết bị điện như máy sấy tóc, máy kẹp/uốn tóc… cách xa bồn/chậu tắm của trẻ.
Theo Phunutoday
Leave a Reply