Cách nhận biết bệnh thận ứ nước
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không có khả năng hồi phục, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.
Khi hệ thống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn dẫn đến kích thước thận to lên so với bình thường gọi là thận ứ nước. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Ứ nước trong thận có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận.
Thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không có khả năng hồi phục, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân do tắc nghẽn từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống dẫn nước tiểu. Tắc nghẽn có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của hệ thống dẫn nước tiểu.
Ở trẻ em có thể do các dị tật bẩm sinh gồm: hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau.
Ở người lớn, tắc nghẽn hệ thống dẫn nước tiểu chủ yếu là do sỏi thận và sỏi niệu quản, ngoài ra là các nguyên nhân như hẹp niệu quản, u niệu quản, cục máu đông hoặc do chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại tràng.
Nguyên nhân do các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như: ung thư cổ tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản…
– Biểu hiện thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
– Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng.
– Sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
– Có thể bị rối loạn đi tiểu: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn.
– Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện được qua khám lâm sàng.
– Thay đổi số lượng nước tiểu: có thể tăng > 2 lít/ ngày, hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
– Tăng huyết áp: một số người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp khi thận bị ứ nước, huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình.
– Trường hợp người bệnh đã có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục thì có thể có phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện một tình trạng thiếu máu.
Chẩn đoán và điều trị
* Chẩn đoán
Dựa vào các dấu hiệu của người bệnh, bác sĩ có thể cho làm các biện pháp:
– Xquang hệ thận – tiết niệu: có thể thấy được bóng thận to, sỏi cản quang ở thận, niệu quản, bàng quang.
– Siêu âm thận – tiết niệu: đánh giá kích thước thận, độ dày của nhu mô, mức độ ứ nước thận, tình trạng dịch ứ đục hay đồng nhất, phát hiện được một số nguyên nhân tắc nghẽn như sỏi, khối u đường tiết niệu hay bên ngoài chèn ép vào, các dị dạng bẩm sinh ở đường tiết niệu.
– Chụp cắt lớp vi tính: cho phép chẩn đoán các bệnh lý khác như khối u sau phúc mạc, khối u vùng tiểu khung, xơ hóa sau phúc mạc, hạch di căn, ung thư…
– Xạ hình thận: đánh giá chức năng thận.
– Xét nghiệm máu có thể có biểu hiện triệu chứng suy giảm chức năng thận của bệnh thận cấp hoặc mạn tùy theo giai đoạn bệnh.
– Xét nghiệm nước tiểu có tế bào niệu (hồng cầu, bạch cầu, trụ…), cấy vi khuẩn.
* Điều trị
Tùy tình trạng toàn thân của người bệnh, mức độ ứ nước, nguyên nhân gây ứ nước và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh cụ thể nhưng nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc nghẽn.
a. Dùng thuốc
– Kháng sinh: Nếu người bệnh có tình trạng nhiễm khuẩn.
– Thuốc huyết áp: Phối hợp các nhóm thuốc hạ huyết áp nếu cần để khống chế huyết áp <130/80 mmHg.
– Điều trị các rối loạn do suy giảm chức năng thận.
Điều trị các rối loạn điện giải đặc biệt chú ý tình trạng rối loạn Kali máu và Natri máu.
Nếu có suy giảm chức năng thận thì kiểm soát toan máu, phòng tăng phospho máu, điều trị thiếu máu, điều chỉnh mỡ máu nếu có rối loạn, và chế độ ăn theo các mức độ bệnh thận mạn.
b. Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân tắc nghẽn
c. Dẫn lưu bể thận qua da
Đây là một thủ thuật đơn giản, ít tốn kém, ít tốn thời gian, ít chấn thương và cho kết quả khả quan giúp giảm nhanh áp lực tại thận, giải quyết nhanh tình trạng ứ đọng và nhiễm khuẩn góp phần hồi phục nhu mô và chức năng thận.
d. Cắt bỏ thận: Chỉ khi thất bại trong điều trị bảo tồn và nhu mô thận đã bị phá hủy nhiều dẫn đến mất chức năng hoàn toàn và không có khả năng hồi phục.
e. Điều trị thận thay thế: Chỉ định cụ thể theo tình trạng rối loạn điện giải, toan hóa máu và sự suy giảm chức năng thận của bệnh thận cấp hoặc mạn ở từng giai đoạn bệnh.
Phòng ngừa
Nếu mắc tiểu nên đi tiểu, không nên nhịn, nhất là phụ nữ, khi đi đường xa, chỗ đông người… Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh.
Lưu ý các trường hợp có sỏi thận, u bướu vùng hố chậu…
Leave a Reply