Cách chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Phụ nữ mang thai luôn cần có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, người thân, sự chia sẻ, giúp đỡ của bè bạn.
Và mọi sự quan tâm lúc này không phải chỉ dành cho người mẹ mà còn là món quà vô cùng trân quý đối với “thiên thần” đáng yêu đang lớn dần trong bụng bạn. Riêng đối với những phụ nữ mang thai nhiễm HIV, sự động viên, vỗ về và tận tình chăm sóc giờ đây lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết…
Ngoài việc sắp xếp một chế độ “tẩm bổ” dưỡng thai đủ chất, hợp vệ sinh cho các bà bầu, ngoài những lo toan về vật chất như quần áo bầu, đồ dùng, thuốc thang… nguồn động viên tinh thần của gia đình, nhất là người chồng và sự gần gũi, quan tâm của người thân, bạn bè, của cộng đồng xã hội đối với họ là vô cùng quan trọng.
Khác với nhiều căn bệnh, HIV không lây lan qua di truyền hoặc qua đường hô hấp, tiếp xúc thông thường mà truyền nhiễm mầm bệnh qua đường tình dục, đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, để tránh những tổn thương về mọi mặt và những hậu quả khó lường có thể xảy đến với bà bầu, với thai nhi hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi xin lưu ý các bạn một số điều sau đây khi chăm sóc phụ nữ mang thai có H:
1. Phải luôn tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với những liệu pháp điều trị phù hợp nhất
Biện pháp đầu tiên và cực kỳ cần thiết mà các chuyên gia khuyên bạn là đưa người mang thai có H đi xét nghiệm đều đặn tại các cơ sở sản khoa. Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm HIV cũng phải được theo dõi và đánh giá sát sao.
Nếu thai phụ nhiễm HIV đang được dùng thuốc kháng virus (ARV) thì cần tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn; nếu chưa được sử dụng nhưng trong quá trình mang thai có đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virus thì cần được chỉ định dùng và theo dõi; trường hợp thai phụ nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc này cần được sử dụng thuốc dự phòng lây truyền virus từ mẹ sang con. Tất cả đều phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn cụ thể của bác sỹ tại các cơ sở y tế uy tín trên địa bàn thường trú hoặc tại các bệnh viện trung ương trên cả nước.
Đồng thời tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà có các chỉ định dự phòng khác. Thông thường, thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, cần hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi…
Bên cạnh việc chăm sóc về y tế, những chăm sóc về tinh thần và tư vấn cũng sẽ giúp cho người mẹ có thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS, là cơ sở để thai phụ ổn định tâm lý và tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng.
2. Tự “bảo vệ” bản thân, tránh nguy cơ lây nhiễm virus HIV chính là biểu hiện của việc quan tâm và yêu thương thai phụ
Không ai muốn bị lây nhiễm HIV và cũng không ai muốn truyền nhiễm thứ virus đáng sợ này sang người khác. Bởi vậy, trong quá trình chăm sóc những thai phụ có H, bác sỹ và người nhà bệnh nhân cần phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt nên:
– Để thai phụ dùng riêng biệt một số đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cái nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm…
– Mang bao tay khi chăm sóc vết thương hở cho các bà bầu, tránh tiếp xúc trực tiếp.
– Những dụng cụ như khăn, quần áo… đã dính máu thai phụ phải được ngâm nước Javen (0,1 – 0,5%) 30 phút trước khi đem giặt lại bằng xà bông, nếu khăn của họ dính các chất đặc như chất nôn, phân… thì phải giặt sạch bớt bằng nước trước khi ngâm Javen và giặt lại bằng xà bông.
– Khi bị dính máu hoặc dịch tiết của bà bầu, người chăm sóc cần phải lập tức rửa tay bằng xà bông rồi sát trùng lại bằng cồn. Khi lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân châm vào thịt, cần phải nặn máu tại vết thương ra ngay, rửa sạch bằng xà bông và sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý tại nhà, nên liên lạc ngay với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh.
– Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…) cần cho vào hai lần túi nylon, sau đó buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác và nên làm việc với nhân viên vệ sinh đổ rác để phân biệt những loại rác y tế này với rác thường nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Theo Mangthai
Leave a Reply