Phòng tránh hậu quả loãng xương

check Phòng tránh hậu quả loãng xương Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Phòng tránh hậu quả loãng xương Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Phòng tránh hậu quả loãng xương

là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền, rắc rối.

Loãng xương là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền, rắc rối. Người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, đau mỏi các khớp xương. Nếu không được điều trị có thể gây , nứt vỡ hoặc .

Vì sao người cao tuổi hay bị loãng xương?

Loãng xương được định nghĩa là sự rối loạn nội tiết mà làm cho lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến xương dễ bị gãy, nứt, rạn. Loãng xương (xốp xương) tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể do suy giảm hormon sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi. Ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormon oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng). Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày.  cũng có thể do lạm dụng thuốc corticoides điều trị bệnh (thấp khớp, hen suyễn…) trong một thời gian dài. Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi khác làm cho ở NCT tăng lên (có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì, nghiện thuốc lá). Loãng xương sẽ làm cho xương bị yếu đi trong việc chống đỡ các tác động và trọng lực của cơ thể mà hậu quả đưa đến hay gặp nhất là rạn, nứt vỡ và gãy xương, đặc biệt là khi có lực bên ngoài tác động vào (vấp, ngã).

uong Phòng tránh hậu quả loãng xương

Uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi

Biểu hiện và hậu quả của loãng xương

Những xương nào thường hay bị chịu tác động nhiều nhất, chịu lực nhiều nhất (cột sống, xương đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay) thường hay bị loãng hơn cả. Hầu hết lúc đầu đều có cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng ngày càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau các khớp bàn tay, ngón tay và mỏi bại hông. Đặc biệt là đau, mỏi các khớp xương chịu lực mạnh (xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng) và nếu vấp, ngã thì rất dễ dàng bị gãy xương. Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài ra chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương. Khi bị bệnh loãng xương không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương trong đó nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, rất dễ gây tử vong và chi phí điều trị rất tốn kém. NCT cần cảnh giác hiện tượng gãy xương háng hoặc lún cột sống hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay có thể xảy ra khi có một tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân…) hoặc một cử động bất thường. Để phát hiện loãng xương thì cần đo mật độ xương, xét nghiệm máu đánh giá chỉ số canxi, chụp Xquang xương, khớp.

Làm thế nào để điều trị và ở NCT?

Cần khám định kỳ theo lời hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và . Khi đã bị gãy xương do loãng xương thì càng hết sức thận trọng không để gãy xương tái phát nhiều lần. Khi NCT đã được chẩn đoán bị bệnh loãng xương thì việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị và không được quên uống thuốc. Vì chỉ cần quên uống một liều thuốc trong vòng một tuần thì hiệu quả điều trị đã giảm rõ rệt (đến 64%). Việc uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và trong thời gian nào là do thầy thuốc khám bệnh và có chỉ định cụ thể.

xuong Phòng tránh hậu quả loãng xương

Gãy cổ xương đùi là một biến chứng nặng nề nhất ở người cao tuổi do loãng xương.

Muốn phòng bệnh loãng xương, tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như tôm, cua, ốc; uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen), vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Nên đi lại cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh những động tác đột ngột, bất ngờ. Phòng vệ sinh, cầu thang nên khô ráo, có tay vịn, đủ ánh sáng. Không nên chơi những môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, cầu lông, tennis, chỉ nên tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi như đi bộ, dưỡng sinh, thái cực quyền, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.

Theo suckhoedoisong

thegioicaythuoc Phòng tránh hậu quả loãng xương

300x250 holy Phòng tránh hậu quả loãng xương

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online