Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Theo một nghiên cứu trong cuộc đời một người phụ nữ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp, trong khi đó nam giới bị mất chất xương ít hơn chỉ vào khoảng 2/3. Đặc biệt giai đoạn mất xương nhanh ở phụ nữ thường xuyên xuất hiện sau khi mãn kinh.
Theo một nghiên cứu trong cuộc đời một người phụ nữ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp, trong khi đó nam giới bị mất chất xương ít hơn chỉ vào khoảng 2/3. Đặc biệt giai đoạn mất xương nhanh ở phụ nữ thường xuyên xuất hiện sau khi mãn kinh.
Ở người già nói chung và phụ nữ mãn kinh nói riêng, triệu chứng của loãng xương thường biểu hiện:
1. Đau cột sống
Đau cột sống lưng hoặc cột sống thắt lưng cấp xảy ra sau 1 tuần và tương ứng với việc nén xương đột ngột do gắng sức nhẹ, ngã hoặc một động tác sai.
Tiếng kêu rắc khi vận động thường đi kèm với đau, có khi buộc phải nằm nghỉ. Cơn đau cấp tính liên hệ tới sự nén cột sống, nặng lên khi có một sự gắng sức do ngồi hoặc đứng ở tư thế kéo dài, đỡ đau khi nghỉ ngơi.
2. Biến dạng cột sống
Biến dạng cột sống hường nặng và sau nhiều năm mới xảy ra, lưng còng, xẹp đốt sống, chiều cao giảm dần theo tuổi (sự giảm này có thể bằng hoặc giảm quá 12cm). Khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm mào chậu. Đến giai đoạn này thì sự giảm chiều cao sẽ ngừng lại.
3. Gãy xương
Gãy xương thường ở phần thấp cẳng tay, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống. Thấy rất đau cột sống và mất đi sau nghỉ ngơi 4-6 tuần, không gây ra ép tủy. Nén đốt sống thường xảy ra ở tuổi 55-70, còn gãy cổ xương đùi thường xảy ra muộn hơn; gãy xương chậu cũng thường xảy ra.
4. Chế độ ăn
Cần cung cấp đủ năng lượng đủ chất canxi (trứng và sữa là loại thức ăn chứa nhiều canxi), trong khẩu phần ăn nên có 100gr thịt hoặc cá, mỗi ngày nên uống 200ml sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua.
5. Liệu pháp vận động
Không vận động hoặc phải bất động lâu ngày tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương. Vì vậy nếu cần phải nghỉ ngơi thì không nên bất động hoàn toàn mà cần phải vận động, thụ động các chi một cách nhẹ nhàng hợp lý.
6. Uống estrogen và progesteron
Phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh bằng uống estrogen và progesteron theo chu kỳ 10-20 ngày mỗi tháng. Nhiều tác giả cũng coi việc điều trị bằng estrogen như là một phương pháp lý tưởng để phòng mất khối xương.
7. Liệu pháp canxi
Dùng canxi với liều 500-700mg/ngày để bổ sung lượng canxi sau mãn kinh và làm giảm tỷ lệ gãy xương do mất chất xương.
Leave a Reply