Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2

check Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2 Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2 Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2

Tuần này bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của thai kì. Nếu như không cảm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng, vẫn đang phát triển bình thường.

Tuần thứ 5

Nếu như bạn vẫn chưa có kinh và que thử cho kết quả dương tính thì chắc chắn bạn đã có em bé rồi đấy!

Ở thời điểm này, bạn có thể thấy mình hơi thất thường về tâm trạng. Điều này là hoàn toàn bình thường: đó là do sự biến đổi của nội tiết tố Tất cả mọi thứ đang thay đổi, không chỉ đối với bạn mà còn với chồng bạn nữa. Hãy cho mình thời gian để chuẩn bị cho bước ngoặt lớn này. Bạn có thể sẽ không cảm thấy mình đang mang thai, nhưng những thay đổi quan trọng đang diễn ra trong cơ thể bạn đấy.

Từng bước, một sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành. Trong tuần này, thai nhi bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Qua siêu âm, bạn có thể thấy đầu của bé với những điểm tối – chính là vị trí mắt và mũi đang hình thành. Lúc này, bé dài khoảng 6mm.

Tuần thứ 6

Tuần này bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của thai kì. Nếu như không cảm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường.

Không phải tất cả phụ nữ đều có hiện tượng ốm nghén. Một số người sẽ thấy bứt rứt buồn nôn hoặc đau tức ngực. Đó là “bằng chứng” cho sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, thiếu các triệu chứng này thì cũng không sao cả, em bé của bạn vẫn đang trải qua một số giai đoạn phát triển quan trọng nhất.

Sang tuần thứ 6, cơ thể của con bạn đã dần thành hình rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đã to lên gấp đôi so với trước. Bàn tay, bàn chân của bé bắt đầu hình thành, kích thước cũng tăng gấp đôi so với tuần trước – 12mm. Cả hai bán cầu não, gan, tụy và hệ tiêu hóa dần hình thành và phát triển.

1268 Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2

Tuần thứ 7

Trong tuần này, tuy có thể vẫn chưa cảm nhận được những chuyển động của đứa con trong bụng, nhưng chắc chắn bạn đã thấy tức ngực hay buồn tiểu nhiều… Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bạn có thể yên tâm. Nhưng để cẩn thận, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm tiền sản cần thiết để theo dõi và đảm bảo tình hình sức khỏe của cả mẹ và con. Đồng thời, cần chú ý tập những bài tập nhẹ nhàng để vượt qua những cơn mệt mỏi.

Tuần này, những cơ quan quan trọng của em bé như phổi và ruột, bắt đầu phát triển. Đầu em bé trở nên lớn hơn so với cơ thể, đồng thời bộ não cũng phát triển nhanh chóng. Những ngón tay, ngón chân bắt đầu xuất hiện.

Tuần thứ 8

Những ngày càng rõ hơn. Bạn sẽ thấy sự khổ sở bắt nguồn từ những cơn ốm nghén liên tục, kèm theo đó, cảm xúc của bạn cũng ngày càng thất thường hơn.

Em bé giờ đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam. Bé bắt đầu được định hình, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia rõ ràng. Tim bé đã chia thành 4 ngăn và các van tim đã bắt đầu hình thành. Các cơ quan và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh. Cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được bé trai hay bé gái. Hai mắt bé đã thành hình, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt. Vành tai cùng với miệng, mũi và lỗ mũi có thể phân biệt được. Nhau thai cũng đã phát triển đủ để đảm nhận hầu hết việc sản sinh nội tiết tố.

Theo Afamily

thegioicaythuoc Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2

300x250 holy Kinh nghiệm mang thai tháng thứ 2

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online