Phòng ngừa và điều trị chuột rút khi mang thai
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Chuột rút là một dạng co cơ, xuất hiện ở chân hoặc bàn chân.
Mặc dù các chuyên gia chưa hiểu nguyên nhân tại sao phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút nhưng có thể do đôi chân trở nên mệt mỏi vì phải chịu đựng sự nặng ngày một tăng thêm, nhất là 3 tháng cuối, gây nên co cơ ở bộ phận này. Trọng lượng tăng thêm gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và phần dưới cơ thể, khiến lưu thông ở vùng xương chậu chậm lại.
Một giả thiết khác, chuột rút có thể do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, magiê, vitamin C hoặc do lượng phôtpho quá cao.
Lười vận động, tăng cân nhiều hoặc mang đa thai là yếu tố khiến chuột rút tệ hơn. Chuột rút có thể trở nên đặc biệt khó chịu vào ban đêm, khi cơn đau đột ngột ở bắp chân hay bàn chân có thể đánh thức bạn. Ban đầu, cảm giác co cứng cơ là dấu hiệu của chuột rút nhưng sau đó, dấu hiệu này có thể thay đổi, chuyển sang bồn chồn, kích động hoặc cảm giác như “shock điện”.
Tất cả những cảm giác này đều là bình thường mặc dù chúng khiến bạn không mấy thoải mái. Tuy nhiên, nếu bắp chân bị đau liên tục, đặc biệt nếu nó chuyển đỏ và nóng khi chạm vào, bạn nên đi khám để đảm bảo không phát triển cục máu đông.
Ngăn ngừa hoặc điều trị chuột rút
– Nên năng động ở mức có thể trong suốt thời gian mang thai. Đi bộ, bơi lội, yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn ngăn ngừa chuột rút. Dắt tay bé lớn (hoặc cháu) của bạn đi dạo tới công viên hoặc cùng chồng đi lang thang ngắm cảnh phố phường… Tất cả những hoạt động ấy đều là những bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bạn. Nhớ dừng lại nghỉ ngơi khi cần.
– Chú ý tới dinh dưỡng. Nên kết hợp những thực phẩm cao magiê với thực phẩm giàu canxi và vitamin C vì chúng giúp ngăn chuột rút và những triệu chứng khác của thai kỳ. Canxi được tìm thấy trong sữa, rau có lá xanh, hạt hướng dương, cá hồi, đậu đỗ khô và đậu đỗ tươi. Magiê có trong sung, ngô ngọt, rau xanh và táo. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm cam, bưởi, cải xoong, rau xanh, khoai tây, cà chua… Có một số bằng chứng cho thấy, ăn nhiều rau quả có thể giảm tần suất và mức nghiêm trọng của chuột rút ở cuối thai kỳ.
– Vitamin hỗn hợp và chất khoáng bổ sung có thể hữu ích nhưng nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung.
– Nhiều muối nêm vào đồ ăn sẽ “khuyến khích” cơ thể giữ nước, gây khó chịu cho đôi chân. Ngoài ra, để ngăn phôtpho tăng quá mức bình thường, bạn nên hạn chế thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và soda.
Các hình thức trợ giúp khác
– Tránh ngồi hay đứng trong thời gian dài. Cố gắng không ngồi bắt chéo chân vì nó làm giảm lưu thông ở chân. Kéo giãn cơ bắp nhiều lần mỗi ngày bằng cách kiễng chân sau đó hạ xuống. Đây cũng là động tác thể dục phù hợp cho bạn trước giờ đi ngủ.
Nếu bị chuột rút, bạn nên ngồi xuống, nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về hướng mặt của bạn. Cách này ban đầu hơi khó chịu nhưng chỉ một chút, cơn đau sẽ biến mất. Nhớ không uốn cong theo chiều ngược lại vì nó sẽ làm cơn chuột rút tệ hơn. Khi bạn đang xem phim hay ăn nhẹ buổi tối, nên xoay tròn mắt cá chân của bạn một cách từ từ rồi đổi chiều ngược lại.
– Trị liệu bằng hương thơm: Massage với tinh dầu như hoa oải hương hay hoa cúc có thể hiệu quả. Hoa oải hương có tác dụng giảm đau, còn hoa cúc giúp giảm viêm và co thắt.
– Các mẹo khác: Không để mình quá mệt mỏi. Đảm bảo bạn uống nhiều nước, ít nhất khoảng 8 cốc mỗi ngày. Tắm nước ấm trước giờ ngủ giúp lưu thông và làm dịu cơ bắp căng cứng. Hoặc dùng một chai nước nóng chườm chỗ cơ bị căng (hay một miếng gạc ngâm trong nước ấm, vắt bớt nước và áp lên vùng căng cơ).
Theo Mevabe
Leave a Reply