Những thói quen hằng ngày không ngờ lại đang tàn phá xương khớp của bạn
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai tiếng cũng làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta khòm lưng và cúi ra trước. Điều đó dẫn đến căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống, dễ dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
Thói quen tàn phá xương khớp nặng nề nhiều người mắc mà chẳng thể ngờ tới.
Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức
Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, có thể phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.
Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên, đồng thời gây ra tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Thạc sĩ Toàn khuyến cáo nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng, to ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, gây chèn ép rễ thần kinh…
Đi giày cao gót
Giày cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể, tạo dáng đẹp. Tuy nhiên, khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân.
Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp
Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dày thì lại chuyển qua xương bàn và các ngón chân vốn dĩ mỏng và nhỏ hơn.
Độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5 cm, áp lực lên bàn chân trước tăng 22-25%. Do đó, mang giày cao 7 cm, áp lực xương bàn phải chịu là 175% so với đi giày bình thường. Việc này rất dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái.
Mũi giày càng nhỏ hẹp càng gây nguy hiểm đến các ngón chân, gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh vùng bàn chân.
Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu
Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân giảm, cơ mông, hông kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động với chuột và bàn phím khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.
Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai tiếng cũng làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta khòm lưng và cúi ra trước. Điều đó dẫn đến căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống, dễ dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
Các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống
– Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.
– Mang balô nặng, mang túi nặng một bên.
– Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.
– Nhặt đồ vật khom lưng hay khiêng vật nặng khom lưng
– Mang vật nặng xoay đột ngột.
Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai giờ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta khòm lưng và cúi ra trước, dẫn đến căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau đốt sống. Sự mệt mỏi của hệ thống giữ vững này gây đau và nếu kéo dài làm cột sống không vững, dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Do đó, chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Nên đi lại, tập các bài tập đơn giản về cơ cột sống giúp phòng ngừa đau thắt lưng và mỏi mệt.
Ngoài ra, việc mang balô hay túi nặng một bên khiến cột sống phải nghiêng hẳn một bên, các nhóm cơ hoạt động không đều dễ bị vẹo cột sống, tổn thương đốt sống và dây chằng. Do vậy khi mang túi xách, chúng ta không nên mang quá 10% trọng lượng cơ thể và khi phải mang nhiều hơn, chúng ta mang đều hai tay.
Khi cúi gập ngang hông lưng quá 90 độ, hệ thống dây chằng phía sau căng quá mức có thể bị rách, đĩa đệm chịu lực quá mức có thể lồi ra phía sau gây thoát vị đĩa đệm. Nên hạn chế gập lưng quá mức, nhất là khi nhặt đồ vật rơi. Đặc biệt không nên cúi người khiêng vật nặng. Tư thế đúng trong các việc này là ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt đồ vật.
An Nhiên (TH)/Khoevadep
Leave a Reply