Chữa đau họng không gì tốt bằng muối
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Khi bị đau họng, mọi người hay chọn cách mua thuốc Tây ở các hiệu thuốc gần nhà về điều trị. Tuy nhiên, có một phương pháp khắc phục chứng viêm họng rất đơn giản mà không ít người đã bỏ qua đó là trị viêm họng bằng nước muối.
Một số nguyên nhân gây đau họng
Do tình trạng viêm nhiễm lân cận: Một số bệnh viêm nhiễm quanh vùng họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm lợi…..Vi khuẩn trong các ổ viêm này có thể lan xuống vòm họng sinh sôi và phát triển gây nên viêm họng.
Do môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm thường xuyên phải hít các chất khí độc hại như bụi đường, khí thải công nghiệm, các chất hóa học độc hại khác, khói bụi trong sinh hoạt, khí trong lò than… Tất cả đều có thể làm vi khuẩn xâm nhập qua đường thở gây bệnh
Do hít phải khói thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ làm hại tới bản thân mình mà còn làm hại tới những người xung quanh khi cùng hít chung khói thuốc, trong khói thuốc có chứa chất nicotin làm niêm mạc họng khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nên bệnh viêm họng.
Do thời tiết: Thời tiết lạnh giá hoặc thay đổi thất thường cũng làm sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng, chính điều này đã làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Do các bệnh liên quan: Ngoài những nguyên nhân kể trên thì một số bệnh liên quan tới đường hô hấp cũng như hệ thống tiêu hóa cũng là thủ phạm gây viêm họng, điển hình như: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày- thực quản, bệnh dị ứng trong….Tất cả đều có thể gây nên bệnh viêm họng.
Vai trò quan trọng của muối đối với sức khỏe con người
Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.
Muối iốt còn cung cấp iốt cho cơ thể, giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đầy đủ.
Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.
Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Trị đau họng bằng cách xúac miệng bằng nước muối
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Cho 1-2 thìa muối vào một ly nhỏ. Đổ thêm nước ấm vào và khuấy đều cho tan, có thể pha nhiều rồi đổ vào chai dùng dần. Mỗi lần dùng cho thêm một chút nước nóng để đảm bảo độ ấm là được.
Cách súc miệng: Bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha như trên trong khoảng 30 giây. Bạn nên ngồi dựa lưng vào thành ghế, ngửa cổ ra phía sau sao cho khi nước muối chạm vào thành họng thì mới dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo thành tiếng “khò khò” đều đặn.
Sau khi đã đẩy hơi ra hết, bạn ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước muối trong miệng ra rồi lại thực hiện động tác này khoảng 3 lần nữa với nước muối mới. Đến khi nào bạn thấy cổ họng đỡ khó chịu thì thôi.
Cứ 3 giờ bạn lại súc miệng một lần, nếu như đang bị viêm họng cấp, thì khoảng cách giữa 2 lần súc miệng có thể gần hơn. Nhưng quan trọng là bạn cần phải nhớ súc miệng với nước muối ấm trước khi đi ngủ mỗi tối và sau khi thức dậy vào sáng sớm.
Trị đau họng bằng cách rắc muối trực tiếp vào cổ họng
Chỉ với cách thực hiện rất đơn giản, ngửa đầu, há miệng ra và rắc chút muối hạt trực tiếp lên cuống họng (cuống lưỡi), lưu ý là cần tránh việc rắc muối lên phần giữa hay đầu lưỡi để không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu. Sau đó, để cho muối tự hoà tan vào nước miếng ở đó, cố gắng đừng nuốt ngay mà để càng lâu càng tốt. Cảm giác đau họng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
Nếu sử dụng lọ muối để rắc thì bạn có thể rắc từ 2-6 lần một ngày tuỳ vào mức độ viêm họng, nếu thấy viêm họng, đau họng ở mức độ nhẹ thì rắc 2 lần, còn nặng hơn thì rắc thêm vài lần.
Leave a Reply