Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Ở Việt Nam có đến 17% những người trên 60 tuổi bị chứng thoái hóa cột sống thắt lung. Việc hiểu biết tốt về vấn đề này cho phép dự phòng bệnh thoát vị đĩa đệm có hiệu quả và giảm bớt được gánh nặng của chi phí điều trị.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Đĩa đệm là một mảnh nhỏ hình chiếc đĩa nằm ở khe giữa hai đốt sống, bên ngoài có một lớp bao xơ dày và chắc, bên trong chứa chất nhầy. Bao xơ bị rách, dịch nhầy sẽ tràn ra và tạo thành một khối gọi là khối thoát vị.
Thoát vị hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống, từ cổ đến thắt lưng. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến nhất ở phần cột sống thắt lưng.
Ở Việt Nam có đến 17% những người trên 60 tuổi bị chứng thoái hóa cột sống thắt lung. Việc hiểu biết tốt về vấn đề này cho phép dự phòng bệnh thoát vị đĩa đệm có hiệu quả và giảm bớt được gánh nặng của chi phí điều trị.
1. Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm
Do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.
Do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột.
Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm
Do quá trình thoái hóa (đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất): Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực giới hạn rất nhỏ. Khi rách bao xơ làm cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh thoát vị.
2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Đau và tê lan truyền xuống cánh tay hoặc chân tùy vị trí thoát vị. Đây chính là dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Đau buốt khi đứng lên ngồi xuống cũng là một trong những biểu hiện thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Khi đứng lên và ngồi xuống làm cho phần đĩa đệm bị trật khỏi khe đốt sống tăng thêm áp lực lên các rễ thần kinh, làm tăng thêm mức độ đau nhức cho người bệnh.
– Đau khi đi bộ với khoảng cách ngắn. Khi đĩa đệm nằm đúng vị trí mặc định của mình, chúng ta sẽ đi lại hết sức linh hoạt. Tuy nhiên, khi đĩa đệm hình thành các khối thoát vị sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau, dù cho đi bộ một quãng đường ngắn người bệnh cũng thấy đau nhức khó chịu.
Ngoài ra, đối với 2 loại thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì còn có thêm một số triệu chứng sau:
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay làm suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống.
Ngoài những cơn đau mỏi, bệnh nhân còn giảm lực của tay làm ảnh hưởng tới các vận động như: cầm, nắm, xách, vác… Có những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, tức hốc mắt.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Triệu chứng đau tăng lên, co thắt từng cơn được nhìn thấy rõ nhất khi bệnh nhân mắc bệnh ho hoặc khi đi đại tiện.
Đau dây thần kinh liên sườn là một biểu hiện thường gặp của Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đau dây thần kinh liên sườn là một biểu hiện thường gặp của Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngoài ra, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi ngửa.. Có những bệnh nhân ngồi lâu thường bị những cơn đau thắt lưng dữ dội phải nằm nghiêng bất động.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng làm hạn chế cử động cột sống của người bệnh: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Người bệnh có thể thay đổi dáng đứng, cách đi để không đau và dần dần cột sống bị vẹo sang một bên.
Leave a Reply