19 điều ngộ nhận liên quan đến chu kỳ “đèn đỏ” của chị em
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Mặc dù bạn đã có chu kỳ “đèn đỏ” nhiều năm nhưng chưa chắc bạn đa có những hiểu biết tường tận về nó. Dưới đây là những ngộ nhận liên quan đến kỳ đèn đỏ mà chị em nên biết.
1. Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày
Thực tế: Chu kì kinh nguyệt có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ. 28 ngày được coi là số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt.
2. Không thể mang thai trong thời gian có kinh nguyệt
Thực tế: Tinh trùng có thể sống trong tử cung của người phụ nữ cho đến 5 ngày. Ngoài ra, nếu chu kì kinh nguyệt của bạn không đều, sự rụng trứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bạn vẫn có thể mang thai.
3. Tại thời điểm chu kì kinh nguyệt đầu tiên trong đời của mình, người phụ nữ không thể mang thai
Thực tế: Rụng trứng có thể xảy ra ngay cả trước khi bạn bước vào chu kì kinh nguyệt đầu tiên, do đó cơ hội thụ thai vẫn có thể xảy ra.
4. Ăn đồ ngọt có thể điều trị đau bụng kinh
Thực tế: Lập luận này không có cơ sở khoa học, ăn đồ ngọt quá nhiều không những không thể loại trừ hội chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể làm lượng đường trong máu không ổn định, làm tăng sự khó chịu.
5. Bạn không nên gội đầu trong suốt thời gian có kinh nguyệt
Thực tế: Bạn cần duy trì vệ sinh sạch sẽ trong thời gian kinh nguyệt. Gội đầu sẽ không làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn, thay vào đó còn giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
6. Không được đi bơi khi có kinh nguyệt
Thực tế: Bơi cũng là một hình thức tập thể dục và nó không có hại cho sức khỏe trong những ngày có “đèn đỏ”. Tuy nhiên, nếu đi bơi trong những ngày này, bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
7. Dùng tampon sẽ làm rách màng trinh
Thực tế: Có nhiều lý do tại sao màng trinh có thể bị rách, ví dụ như tập thể thao, quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo… Nếu dùng tampon đúng cách, bạn sẽ không phải lo bị rách màng trinh.
8. Người phụ nữ nên tránh tập thể dục hoặc hoạt động nhiều trong thời gian có “đèn đỏ” vì nó làm tăng cơn đau bụng và máu kinh ra nhiều hơn
Thực tế: Bạn có thể tập thể dục và hoạt động bình thường trong thời gian có kinh nguyệt vì nó có thể giúp giảm nguy cơ chuột rút, đồng thời tăng cường sinh lực cho bạn. Tuy nhiên, nên tránh thể dục hoặc vận động quá sức để tránh tình trạng suy kiệt sức lực.
9. Kinh nguyệt không đều chính là nguyên nhân khiến bạn khó có con
Thực tế: Chu kì kinh nguyệt không đều có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Những chị em có kinh nguyệt đều đặn sẽ có cơ hội thụ thai thuận lợi hơn những chị em khác. Ngoài ra, sức khỏe sinh sản của chị em còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: chế độ ăn uống, trọng lượng cơ thể, thói quen sinh hoạt…
10. Chị em nào cũng bị đau bụng, chuột rút trong những ngày “đèn đỏ”
Thực tế: Đau bụng, khó chịu, chuột rút trong ngày “đèn đỏ” có thể khác nhau đối với mỗi người phụ nữ. Một số chị em có thể không phải chịu những khó chịu này, một số gặp phải đau bụng nhẹ nhưng cũng có chị em phải đến gặp bác sĩ để giải quyết cơn đau bụng và chuột rút.
11. Máu thải ra trong chu kì kinh nguyệt là khác với máu thường xuyên. Nó là ô uế và độc hại
Thực tế: Máu thải ra trong ngày có kinh cũng là máu trong cơ thể. Nó không độc hại hoặc không tinh khiết như bạn vẫn nghĩ.
12. Nước nóng làm tăng lưu lượng kinh nguyệt
Thực tế: Nước nóng sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và giảm những cơn chuột rút. Nước nóng sẽ không tăng hoặc giảm lượng kinh nguyệt của bạn.
13. Chị em có thời gian “đèn đỏ” ngắn sẽ dễ bị vô kinh
Thực tế: Mỗi phụ nữ có thời gian “đèn đỏ” khác nhau, có người chỉ trong 2 ngày nhưng cũng có người kéo dài cả tuần… Nhưng nó không phải là yếu tố kết luận người phụ nữ có bị vô sinh hay không.
14. Phụ nữ phải tránh các sản phẩm sữa và thực phẩm nhất định trong những ngày có kinh nguyệt
Thực tế: Trong những ngày này, cơ thể bạn cần được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Vì vậy, không có lý do gì để bạn kiêng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa trong những ngày này.
15. Sau khi kết hôn đau bụng kinh sẽ biến mất
Thực tế: Đau bụng kỳ đèn đỏ chẳng có mối liên hệ gì với việc kết hôn cả. Một số bạn gái sau khi kết hôn giảm bớt đau bụng kinh, có thể là do thời “con gái” hệ thống thần kinh nội tiết trong cơ thể vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Cũng có trường hợp lúc còn “con gái” không bị đau bụng kinh, sau khi sinh em bé mới bắt đầu có hiện tượng đau bụng kỳ đèn đỏ.
Với những bạn đau bụng thời gian dài cần đi khám bác sỹ để tìm cách điều trị sớm, nếu để lâu dài rất dễ phát triển thành đau bụng kinh thứ phát, rất nguy hại cho cơ thể.
16. Phụ nữ không nên quan hệ tình dục trong những ngày có kinh nguyệt
Thực tế: Quan hệ tình dục trong những ngày này không phải là điều gì quá tồi tệ và bạn vẫn có thể thực hiện với điều kiện phải giữ gìn vệ sinh và tránh quá mạnh bảo để bảo vệ sức khỏe cho “vùng kín”.
17. Kinh nguyệt gây mất máu trầm trọng
Thực tế: Mặc dù một lượng máu trong cơ thể bị mất đi trong những ngày này nhưng lượng máu đó không nhiều đến mức khiến bạn bị thiếu máu trầm trọng. Để bổ sung cho lượng máu bị mất đi, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.
18. Ăn thức ăn lạnh và đi chân trần trong những ngày có kinh để phòng ngừa những cơn chuột rút
Thực tế: Chuột rút trong những ngày “đèn đỏ” xuất phát từ tử cung của bạn chứ không liên quan đến chuyện ăn đồ lạnh hay chân lạnh do đi chân trần. Những cơn co thắt tử cung là do prostaglandin gây ra.
Prostaglandin là một chất tự nhiên của cơ thể, gây co thắt tử cung tử cung. Tử cung co bóp mạnh khiến nguồn cung cấp máu cho tử cung tạm thời chậm chễ, lấy đi khí oxy từ các cơ tử cung và gây nên đau thắt. Trong thời gian có nguyệt san, các cơn co thắt tử cung thường mạnh mẽ hơn và khiến bạn bị chuột rút nhiều hơn các thời điểm khác.
19. Máu đen, cục máu đông là báo hiệu bệnh phụ khoa
Thực tế: Cục máu đông xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt có thể là do ít vận động. Máu không thể thoát ra ngay lập tức, bị cô đọng lại một thời gian mới được tống ra, do đó có màu sắc tối hơn.
Theo Phunutoday
Leave a Reply