Thành ngữ người già thì “tóc bạc răng long” có đúng không?

check Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không? Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không? Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không?

Bộ răng cần được bảo vệ và chăm sóc trong suốt đời sống, từ giai đoạn trong bụng mẹ, từ khi trẻ chưa có răng, trong thời kỳ bộ răng sữa và suốt đời sống. 

rang2 Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không?

PV: Theo kết quả điều tra mới đây của Bộ Y tế: hơn 90% người dân nước ta mắc bệnh về răng miệng, xin cho biết những bệnh gì thường gặp và vì sao?

ThS-BS Nguyễn Đức Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TP.HCM: Hai bệnh răng miệng thường gặp là sâu răng và bệnh nha chu. Có ba nguyên nhân: Thứ nhất và cũng là nguyên nhân chính là ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa cao. Cụ thể, có khoảng 55% dân số chưa từng đi . Kế đến là nồng độ fluor trung bình trong nước quá thấp, chỉ bằng một nửa tiêu chuẩn quốc tế, có nơi không có fluor trong nước. Cuối cùng là thói quen ăn uống các loại thực phẩm ngọt.

* Xin bác sĩ cho biết tại sao người bệnh thường điều trị sâu răng ở giai đoạn muộn?

– Phần lớn các trường hợp đi khám răng thì đã ở giai đoạn viêm tủy, hoại tử tủy không thể phục hồi, đó là do tự dùng thuốc giảm đau khiến cho các triệu chứng báo động bệnh như ê buốt, đau nhức bị che giấu. Trong khi đó, sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy.

* Hậu quả của bệnh và cách phòng như thế nào, thưa bác sĩ?

– Bệnh viêm nha chu viêm ở lợi và nướu gây sưng đau, chảy mủ nhưng lại phá hủy xương ổ răng làm và rụng dần dù còn nguyên vẹn. Bệnh có thể rụng từ vài răng đến toàn bộ răng.

Có hai nguyên nhân chính gây bệnh nha chu:

– Yếu tố tại chỗ: do vi khuẩn trong khoang miệng.

– Cơ địa của người bệnh: miễn dịch và tự miễn.

Để phòng nha chu, cách tốt nhất là làm sạch vi khuẩn trong miệng và khám răng định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

rang1 Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không?

* Thành ngữ người già thì “tóc bạc răng long” có đúng không, làm sao để răng có thể “sánh đôi” với hàm đến cuối đời?

GS Hoàng Tử Hùng, Đại học Y Dược TP.HCM: Đây là “câu hỏi mang tầm chiến lược”. Ở người cao tuổi diễn ra quá trình lão suy, quá trình này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có bộ răng. Tuy nhiên, không phải là tiến trình bắt buộc mà đa số răng có thể tồn tại đến cuối đời nếu biết cách bảo vệ và chăm sóc. Ở Nhật Bản, đang có khẩu hiệu “20-80”, nghĩa là mỗi người còn ít nhất 20 răng ở tuổi 80. Trong khuôn khổ có hạn của một bài báo, tôi chỉ đề cập đến một số nét lớn như sau:

Bộ răng cần được bảo vệ và chăm sóc trong suốt đời sống, từ giai đoạn trong bụng mẹ, từ khi trẻ chưa có răng, trong thời kỳ bộ răng sữa và suốt đời sống. Có hai biện pháp chính, là các biện pháp cá nhân và các biện pháp cộng đồng, trong đó, các biện pháp cá nhân giữ vai trò quyết định. Đó là thói quen mà hiện nay, người ta thường gọi là lối sống, gồm:

Giữ gìn , cần chải răng tối thiểu mỗi ngày hai lần (một lần sau bữa ăn sáng và một lần trước khi đi ngủ). Đa số kem đánh răng hiện nay đều có chất fluor giúp ngừa sâu răng và chải răng giúp làm sạch răng, tránh được mảng vi khuẩn có hại gây viêm nướu. Việc chải răng như thế nào cũng cần tìm hiểu để phù hợp với răng miệng của từng người.

Sử dụng hợp lý thực phẩm (gồm thức ăn và thức uống), ngoài việc chú ý cân đối về mặt dinh dưỡng, cần tránh dùng thức ăn vặt có chất bột đường (nhiều loại kẹo, bánh) dễ dính vào răng; cũng cần tránh việc sử dụng thường xuyên các loại nước giải khát có đường đóng chai vì hầu hết đều có chứa chất bảo quản gây mòn răng. Cách sử dụng bộ răng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của chính nó. Khám răng miệng định kỳ (sáu tháng đến một năm một lần) để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.

* Còn quan niệm cho rằng người già răng phải rụng hết. Điều này có đúng?

– Ngày nay, quan niệm “già phải rụng răng” không còn phổ biến nữa. Thực tế, những gia đình mà cha mẹ biết giữ gìn sức khỏe chung và sức khỏe răng miệng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì răng rất tốt, vì sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân có mối liên hệ qua lại chặt chẽ. Đối với con cháu, đây là điều lành vì không gì quý hơn sức khỏe của ông bà, cha mẹ khi về già.

Theo Phụ nữ online

 

thegioicaythuoc Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không?

300x250 holy Thành ngữ người già thì tóc bạc răng long có đúng không?

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online