Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

check Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Khi đã phát hiện những biểu hiện mắc bệnh của con thì việc đầu tiên mẹ nên làm là hãy đưa con đến bệnh viện gặp bác sỹ để xin sự tư vấn mẹ nhé. Nếu bé được chẩn đoán là mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 thì mẹ có thể yên tâm chăm sóc và theo dõi con ở nhà.

Cũng như cách phòng tránh bệnh mà trước đây mẹ đã biết, việc vệ sinh cho bé là một trong những điều không thể thiếu. Mẹ có thể tập cho con cách như thế nào là sạch, dùng xà phòng như thế nào là đúng để bệnh không còn cơ hội có thể lây lan thêm.

Tạm cho con nghỉ học một khoảng thời gian (có thể là dăm bảy ngày gì đó để bệnh không có khả năng lây sang các bạn cùng lớp). Nếu ở nhà bé có chơi với các bé hàng xóm thì cũng nên hạn chế cho con tiếp xúc nhé. Chắc là con sẽ buồn vì không được chơi nhiều với các bạn thì mẹ và người thân hãy luôn bên cạnh con, chơi với con để con bớt cảm giác “không được chơi” mẹ nha. Đó cũng là cách giúp con phấn khỏi, vui tươi và mau thoát khỏi bệnh.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ủ ấp con quá kĩ bằng cách không cho con tắm, không cho con tiếp xúc với gió, cho con mặc đồ quá kín,… Những hành động này sẽ khiến bệnh bị ủ lâu hơn và bé sẽ lâu hết bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải nhớ rằng tuyệt đối không nặn hay châm chích cho các vết mụn mau vỡ ra nhé, vì sẽ khiến bệnh lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho bé đấy

Mẹ và người nhà sau khi chơi với con hoặc chăm sóc bé thì nhớ rửa tay của mình bằng xà phòng sạch nhé, để nhằm loại trừ các vi trùng bám lại trên tay và lại tạo môi trường lây bệnh mới. Mẹ nhớ là quan sát các hoạt động hằng ngày của con thật chặt chẽ và như vậy quần áo, các vật dụng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn, muỗng ăn phải được dùng riêng biệt và thường xuyên được luộc sôi.

Mẹ cũng đừng quên đồ chơi của bé phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng dung dịch Cloramin B 2% hay xà phòng xá khuẩn để chắc chắn rằng môi trường xung quanh của con luôn an toán.

tay chan Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng nên ăn uống thế nào?

Ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

– Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.

– Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.

– Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

– Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

– Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.

– Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.

– Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.

– Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khe

Theo 4suckhoe

thegioicaythuoc Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

300x250 holy Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online