Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh

check Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến 1 trên 9 phụ nữ tại Mỹ. Các chuyên gia lo ngại rằng, trầm cảm sau sinh sẽ ngày càng phổ biến hơn, tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển như Việt Nam.

Không giống như chứng ủ rũ sau sinh (baby blues), trầm cảm sau sinh là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng nặng nề đến bà mẹ sau sinh và cần phải được điều trị. Dưới đây là một số cách nhận biết các dấu hiệu trầm cảm sau sinh và những gì bạn có thể làm để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Một điều không may là trầm cảm sau sinh thường diễn biến hết sức lặng lẽ và dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua, trong khi bệnh lại cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số cách nhận biết các dấu hiệu trầm cảm sau sinh và những gì bạn có thể làm để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bạn lo âu quá mức
Khi một bà mẹ mới sinh lo lắng về nhiều vấn đề hơn là về sức khỏe của em bé, thì điều đó có thể được coi là dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm sau sinh hoặc lo âu sau sinh.

dau hieu tram cam cua cac ba me sau sinh 5345345 Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh
Theo một số chuyên gia, các bà mẹ nên coi lo âu quá mức là một trong số những triệu chứng chính của chứng trầm cảm sau sinh. Giờ đây, bạn phải quan tâm, lo lắng thêm cho một thiên thần nhỏ nữa, nên rất có thể điều này sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Đó là lý do vì sao bạn nên dựa vào những người xung quanh, họ vừa có thể giúp bạn chăm sóc em bé, vừa có thể giúp bạn nhận ra bất cứ triệu chứng bất thường nào của sau sinh.

Bạn dễ bị kích thích, cáu giận
Những ngày đầu làm mẹ, bạn thường xuyên bị thiếu ngủ, phải gánh thêm rất nhiều tránh nhiệm mới và có thể sẽ thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh nữa. Tất cả những điều này có thể dẫn đến cảm giác dễ bị kích thích hoặc cáu giận. Tuy vậy, bạn vẫn là người biết rõ bản thân mình nhất. Nếu bạn cảm thấy bạn tức giận ngay cả với những việc nhỏ nhặt nhất thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh không phải là do tính cách bạn yếu đuối mà đôi khi đó đơn giản là do hậu quả của việc sinh nở. Một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh bao gồm: thiếu sự hỗ trợ của mọi người xung quanh, có tiền sử trầm cảm hoặc lo âu và do mắc phải các biến chứng của việc mang thai hoặc sinh nở.

Bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định
Khi trở thành cha mẹ, bạn sẽ phải đưa ra rất nhiều quyết định, và rất nhiều quyết định trong số đó có liên quan đến em bé. Những trách nhiệm mới phải gánh vác có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc chống lại với chứng trầm cảm sau sinh và đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải tình trạng nghiêm trọng hơn là chứng ủ rũ sau sinh.

Nếu một bà mẹ sau khi sinh con gặp phải vấn đề về tập trung hoặc việc đưa ra một quyết định dù là nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy quá sức thì rất có thể bạn sẽ bị trầm cảm. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây là phải phân biệt giữa cảm giác lo lắng do những đổi mới trong cuộc sống và tình trạng bệnh lý.

Một số người quanh bạn có thể sẽ có cái nhìn khác với bạn và có thể sẽ cảm thấy bạn đang gặp vấn đề, nhưng việc nói với bạn về những gì mà họ quan sát được, những gì họ cảm thấy sẽ rất khó khăn với họ. Do vậy, những người xung quanh bạn thường sẽ giữ im lặng và hi vọng tự bạn sẽ chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên, cả bà mẹ và em bé đều sẽ thu được lợi ích nếu nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh để giải quyết tình trạng trầm cảm sau sinh.

Thay đổi khẩu vị
Nếu bạn mới làm mẹ và nhận thấy rằng, bạn ăn nhiều hơn bình thường hoặc không muốn ăn gì cả, thì cả 2 dấu hiệu này đều có thể là triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung khoảng từ 300-500 calo/ngày để duy trì nguồn sữa, do vậy, ăn nhiều hơn bình thường một chút thì được, nhưng nếu bạn không muốn ăn gì cả và không thể nạp đủ nhu cầu tối thiểu một ngày thì bạn sẽ gặp phải vấn đề lớn.

dau hieu tram cam cua cac ba me sau sinh 5345123345 Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh
Bạn nên trao đổi với gia đình từ trước khi em bé sinh ra để họ có thể sẵn sàng trao đổi về những gì họ lo lắng cho bạn. Hãy để người thân và bạn bè biết rằng, bạn luôn cởi mở và sẵn sàng lắng nghe phản hồi của họ, việc này sẽ giúp những người xung quanh thoải mái hơn khi có ý định giúp đỡ bạn. Điều này lại càng trở nên quan trọng hơn nếu bạn có tiền sử bị trầm cảm hoặc lo âu trước khi mang thai.

Bạn không thể ngủ được hoặc ngủ quá nhiều
Các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến em bé mới sinh cần được sắp xếp lại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bạn không thể ngủ được hoặc ngủ quá nhiều, ngủ bất cứ khi nào có thể thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng trầm cảm sau sinh. Với phụ nữ, các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm sau sinh cũng có thể sẽ cần thiết để giúp đưa lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường. Việc dùng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh là đặc biệt hữu ích vì hormone đóng một vai trò rất lớn vào sự phát triển các triệu chứng bệnh.

Bạn cảm thấy không có sự kết nối với em bé
Có một hiểu lầm rằng, bất cứ em bé nào sinh ra sẽ có một sự kết nối mật thiết và tự nhiên với với người mẹ. Điều này đúng trong đa số các trường hợp, nhưng với một số bà mẹ, thì sự kết nối này không xuất hiện ngay lập tức mà cần có thời gian để phát triển.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, một số bà mẹ đã dành thời gian phát triển mối liên kết với con nhưng cuối cùng, họ vẫn cảm thấy không có sự kết nối nào với em bé cả. Thông thường, những người này sẽ cảm thấy bản thân mình rất có lỗi về những triệu chứng trầm cảm mà mình đang trải qua và sẽ lo lắng về những ảnh hưởng mà họ có thể gây ra với em bé. Điều tốt nhất bạn có thể làm trong lúc này là dành thời gian, năng lượng và nguồn lực để tìm kiếm sự giúp đỡ cho chính bản thân bạn và cũng là cho em bé. Trao đổi với bác sỹ là bước đầu tiên bạn cần làm và là một bước rất quan trọng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mình không giảm đi sau 2 tuần, triệu chứng diễn biến nặng hơn hoặc khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc em bé hoặc thực hiện các công việc hàng ngày.

Bạn nghi ngờ rằng bạn không thể trở thành một người mẹ tốt
Tất cả các bà mẹ đều đã từng tự hỏi liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt được hay không và suy nghĩ này có thể sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy bị áp lực, thậm chí là gây căng thẳng, lo âu. Nếu những cảm xúc này tiếp diễn, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

Một sự hỗ trợ tốt đó là bạn có thể tìm đến nhóm các ông bố bà mẹ mới lên chức, đây là một cộng đồng có thể hỗ trợ, cung cấp kiến thức và kết nối bạn với những người khác cùng hoàn cảnh. Cũng có những nhóm hỗ trợ riêng dành cho các bà mẹ cho con bú, bà mẹ đơn thân, bà mẹ mang thai lần đầu, mẹ nuôi…mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Bạn lo lắng về việc bạn có thể sẽ làm hại em bé
Các bà mẹ mới sinh đều muốn bảo vệ em bé của mình bằng mọi cách, do vậy, khi xuất hiện những suy nghĩ làm hại em bé trong đầu, họ thường cảm thấy vô cùng sợ hãi. Việc thừa nhận những suy nghĩ này xuất hiện trong đầu mình đúng là rất xấu hổ nhưng các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thừa nhận nó và nên gặp một chuyên gia trong lĩnh vực này để trao đổi.

dau hieu tram cam cua cac ba me sau sinh 5345121233345 Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh
Những suy nghĩ này có thể sẽ khiến bạn rất xấu hổ và không dám chia sẻ, nhưng các bác sỹ không bao giờ phán xét bạn vì điều đó cả. Họ biết rằng đó chỉ là những dấu hiệu của một tình trạng bệnh và sẽ làm mọi cách để giúp bạn bình thường trở lại.

Bạn thường xuyên khóc
Sinh con và được nhìn thấy đứa con mà mình mang nặng đẻ đau là một trải nghiệm đầy cảm xúc trong cuộc sống của người phụ nữ. Do vậy, cũng thật dễ hiểu nếu cảm xúc của bạn luôn dâng trào trong một vài tuần đầu sau sinh. Đây là điều hết sức bình thường và thường có nguyên nhân là do những sự thay đổi trong cuộc sống, thiếu ngủ và thay đổi hormone.

Nhưng nếu bạn thường xuyên khóc, và tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần sau khi sinh, thì đó có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, có rất nhiều lựa chọn giúp bạn điều trị tình trạng trầm cảm cảm sau sinh, ví dụ như việc dùng các thuốc chống trầm cảm hay các liệu pháp tâm lý.

Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạn hoặc các thành viên trong gia đình cần liên lạc với bác sỹ hoặc tìm một chuyên gia chuyên về trầm cảm sau sinh để điều trị.

Ngoài ra, cũng có những biện pháp điều trị khác, ví dụ như thực hiện trị liệu tâm lý. Việc trị liệu tâm lý hiện nay cũng có thể được thực hiện online, do vậy, bạn sẽ không phải lo lắng về việc đi ra ngoài hoặc việc chăm sóc cho trẻ khi bạn vắng nhà. Trị liệu tâm lý online vừa có thể giúp bạn đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, nhưng vẫn có thể hỗ trợ bạn trong việc tự giải quyết tình trạng trầm cảm sau sinh.

Và mọi điều cần lưu ý, những thay đổi tích cực trong cuộc sống và việc kết nối, trợ giúp của những người thân trong gia đình, của bạn bè và những người quen có hiệu quả rất nhiều giúp bạn vượt qua căn bệnh này.

thegioicaythuoc Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh

300x250 holy Các dấu hiệu bị trầm cảm của các mẹ bầu sau khi sinh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online