Những vấn đề cần lưu ý khi bị đau vùng thượng vị
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành có tỉ lệ cao hơn trẻ nhỏ. Đau vùng thượng vị có khi chỉ là rối loạn tiêu hoá nhẹ nhưng nhiều trường hợp lại là biểu hiện của 1 bệnh, có khi là trọng bệnh, vì vậy cần hết sức thận trọng không được xem thường.
Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành có tỉ lệ cao hơn trẻ nhỏ. Đau vùng thượng vị có khi chỉ là rối loạn tiêu hoá nhẹ nhưng nhiều trường hợp lại là biểu hiện của 1 bệnh, có khi là trọng bệnh, vì vậy cần hết sức thận trọng không được xem thường.
Triệu chứng của đau thượng vị
Thông thường những người bị đau thượng vị thường cảm thấy đau suốt hoặc ngay sau khi ăn hoặc khi họ nằm xuống ngay sau khi ăn. Đau thượng vị là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc là chứng ợ nóng. Đau thượng vị có thể liên quan đến việc thức ăn trong dạ dày trào ngược lên hầu họng gây ra viêm và cảm giác đau nóng.
Đau thượng vị đơn thuần thường không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện cùng với các triệu chứng đe dọa tính mạng khác, thì nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý cần phải can thiệp ngay lập tức, như là nhồi mau cơ tim.
Những triệu chứng nào có thể xuất hiện cùng với đau thượng vị?
Đau thượng vị có thể đi kèm với các triệu chứng khác, thay đổi tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe. Thường thì các triệu chứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng có thể các hệ cơ quan khác
Các nguyên nhân thường thấy của đau thượng vị
Đau thượng vị có thể do các nguyên nhân thường gặp sau:
+ Chứng khó tiêu
+ Viêm dạ dày (viêm biểu mô lót trong lòng dạ dày)
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một trường hợp acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản
+ Chứng ợ nóng
+ Không tiêu hóa được đường lactose
+ Thai kỳ
+ Tác dụng phụ của thuốc như aspirin và thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs).
Các nguyên nhân khác gây đau thượng vị gồm có :
+ Thực quản Barrett (sự thay đổi tế bào thực quản có thể dẫn đến ung thư thực quản)
+ Viêm thực quản
+ Sỏi mật hay bệnh lý về túi mật
+ Thoát vị khe hoành (dạ dày nhô vào trong khoang ngực qua khe của cơ hoành)
+ Ung thư tụy
+ Viêm tụy
+ Loét đường tiêu hóa hoặc loét gây thủng đường tiêu hóa, gây xuất huyết dạ dày hoặc loét ruột non
+ Ung thư thực quản hay ung thư dạ dày
Các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng của đau thượng vị
Trong một vài trường hợp, đau thượng vị có thể là một triệu chứng nghiêm trọng hay trường hợp đe dọa tính mạng cần phải được cấp cứu ngay lập tức, gồm có các nguyên nhân:
+ Đau thắt ngực
+ Nhồi máu cơ tim
Các biến chứng tiềm tàng của đau thượng vị là gì?
Thường thì đau thượng vị đơn thuần không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh do gây đau hoặc khó chịu khi ăn. Việc này có thể làm thay đổi cách ăn uống và gây ra sụt cân không chủ ý. Hơn nữa, đau thượng vị có thể giống với các triệu chứng tim nghiêm trọng.
Các biến chứng của đau thượng vị gồm có:
+ Ung thư thực quản, dạ dày hoặc các cơ quan khác
+ Hẹp thực quản
+ Nhồi máu cơ tim, nếu đau do đau thắt ngực
+ Duy dinh dưỡng do giảm sự thèm ăn
+ Dẫn đến ung thư
+ Dẫn đến nhiễm trùng
Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày – tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính…) có thể xảy ra. Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun… cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về dạ dày – tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch… thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều. Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo Thuocbaotu
tôi năm nay 19 tuổi, dạo trước tôi đã từng bị rối loạn tiêu hóa. Khoảng 2-3 tuần nay tôi bị đau bụng dưới bên trái và vùng thượng vị, cơn đau co rút kéo dài khoảng 30 phút, có đôi khi còn bị đau vùng tim nhưng không nghiêm trọng. tôi muốn biết tôi bị bệnh gì và cách chữa ra sao, có kiêng đồ ăn gì không?? Mong được giúp đỡ
Nguyễn Hùng Reply:
December 21st, 2015 at 12:55 pm
Bạn vào đây để được tư vấn trực tiếp nhé Chat: https://m.facebook.com/messages/read/?fbid=347537972072290
năm nay tôi 19 tuổi, dạo trước tôi đã từng bị rối loạn tiêu hóa và đã điều trị bằng thuốc tây nhưng không mấy thuyên giảm. Dạo gần đây tôi hay bị đau bụng vào buổi sáng sớm: đau thượng vị kèm theo đau vùng bụng dưới bên trái, có đôi khi sẽ âm ỉ đau thêm ở tim. Tôi muốn hỏi mình bị bệnh gì? Và cách điều trị ra sao?
Nguyễn Hùng Reply:
December 21st, 2015 at 12:55 pm
Bạn vào đây để được tư vấn trực tiếp nhé Chat: https://m.facebook.com/messages/read/?fbid=347537972072290