Những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Hiện nay các nhà khoa học phát hiện một protein trong đường hô hấp mà họ tin là tác nhân kích ứng mọi cơn hen suyễn bộc phát.
Để chữa trị bệnh hen suyễn hiệu quả nhất, bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân chính và phương pháp điều trị hen tốt nhất dưới đây nhé.
Hầu hết hàng triệu người mắc hen suyễn có thể làm giảm cơn bằng các ống hít, nhưng một thiểu số – khoảng 5% bệnh nhân – không thích ứng với bất kỳ dược phương nào.
Hiện nay các nhà khoa học phát hiện một protein trong đường hô hấp mà họ tin là tác nhân kích ứng mọi cơn hen suyễn bộc phát.
Điều đáng nói hơn nữa là một loại thuốc đã có được họ cho là có thể vô hiệu hoá protein đó, tạo ra niềm hy vọng trong việc điều trị hiệu quả đối với bất kỳ bệnh nhân hen suyễn nào.
Nhóm nghiên cứu, do Đại học Cardiff chủ trì, đã chứng minh rằng thuốc hữu hiệu ở chuột nhỏ và ở các mẩu mô người trong phòng thí nghiệm.
Họ hiện đang thiết kế các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, có thể khởi động trong vòng hai năm.
Người chịu trách nhiệm khảo sát GS Daniela Riccardi nói: “Các phát hiện của chúng tôi vô cùng thú vị.”
Phát hiện diễn ra khá là may mắn khi GS Riccardi, nguyên là một chuyên gia về xương, chuyển từ nghiên cứu loãng xương sang nghiên cứu phổi cách đây năm năm.
Bà nhận ra rằng một protein kích hoạt sự tăng trưởng của calci trong xương cũng giữ một vai trò trong đường hô hấp.
Các thử nghiệm xa hơn cho thấy bệnh nhận hen có mức độ protein cao hơn, các phân tử CaSR gây ra việc gia tăng nhanh calci trong các tế bào mô phổi.
Calci đó làm cho các tế bào co lại, làm cho hệ thống đường hô hấp co thắt, gây ra cơn suyễn.
GS Riccardi nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra một liên kết giữa viêm đường hô hấp có thể gây ra bởi các tác nhân môi trường – như các chất dị nguyên, khói thuốc và khói xe – các đường hô hấp bị co giật trong cơn suyễn.
“Điều đó làm cho các tế bào nhạy cảm hơn đối với các tác nhân gây hen suyễn – và sau đó là cơn hen kịch phát.”
Một loại thuốc đang có có thể vô hiệu hoá protein CaSR, có nghĩa là nó sẽ sẵn sàng cho các bệnh nhân ngay khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn tất.
Thuốc là một loại calcilytic – được phát triển cách đây 15 năm để hạ gục cùng loại protein đó trong loãng xương.
Mặc dầu thuốc được chứng minh là an toàn, nó không hữu hiệu với các bệnh nhân loãng xương.
Những các thử nghiệm sớm trên chuột và mô người chứng minh nhiều kết quả hứa hẹn trong điều trị hen suyễn.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học ở King’s College London và Viện Mayo ở Mỹ, hy vọng sử dụng thuốc trong một máy xông, ở đó thuốc chuyển thành sương và hít thẳng vào phổi.
Một vài đợt điều trị có thể đủ để ngăn các cơn hen suyễn tái phát, họ hy vọng.
Protein này cũng bị nghi ngờ có một vai trò trong bệnh viêm tắc phổi mãn tính – COPD – và viêm phế quản mãn tính hiện nay chưa có cách điều trị hiệu quả.
GS Riccardi nói: “Nếu chúng tôi có thể chứng minh rằng calcilytic là an toàn khi dùng trực tiếp vào phổi con người, thì trong năm năm chúng tôi có thể điều trị bệnh nhân và có thể ngăn chận hen suyển xảy ra ngay từ cơn đầu tiên.
TS Samantha, giám đốc nghiên cứu tại Asthma UK, người giúp tài trợ nghiên cứu, nói thêm: “Phát hiện đáng kinh ngạc này cho phép chúng tôi, lần đầu tiên, giải quyết các nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng hen suyễn.
“Năm phần trăm những bệnh nhân mắc hen suyễn không đáp ứng với các dược phương hiện hành nên nghiên cứu đột phá này có thể làm thay đổi cuộc đời của hàng trăm ngàn người.
“Nếu nghiên cứu thành công chúng tôi có thể cần một vài năm nữa để tạo ra một cách điều trị hen suyễn mới, và chúng tôi rất cần thêm đầu tư để có thể hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng.
“Nghiên cứu hen suyễn thường xuyên thiếu kinh phí; chỉ có một vài phương pháp điều trị trong vòng năm mươi năm qua nên tầm quan trọng của đầu tư trong nghiên cứu như thế này hết sức cần thiết.”
Leave a Reply