Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng

check Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng


Nếu bố mẹ vệ sinh khoang miệng không đúng cách, như dùng bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ có thể làm trợt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Nhiều sai lầm của bố mẹ trong việc vệ sinh răng miệng cho con khi trẻ bị mắc chân tay miệng đã khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể gây ra nguy hiểm.

Nhiều sai lầm của bố mẹ trong việc vệ sinh răng miệng cho con khi trẻ bị mắc chân tay miệng đã khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Đừng khiến nặng hơn do

Mặc dù tay chân miệng là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ tự khỏi song vẫn có thể tiến triển nặng. Do đó, việc chăm sóc, vệ sinh sao cho đúng cách là một việc làm đặc biệt quan trọng.

1504757128 82 cham soc tre bi tay chan mieng Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng
Trẻ bị tay chân miệng cần được chăm sóc đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…

Nếu bố mẹ vệ sinh khoang miệng không đúng cách, như dùng bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ có thể làm trợt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch, cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, xúc miệng nước muối… là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

Cách ly trẻ

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, họng, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không ý thức được điều này và vẫn cho trẻ đến lớp, chơi với trẻ khác khi con có dấu hiệu bệnh, dẫn tới dịch lây lan rộng hơn. Để phòng tránh dịch tay chân miệng lây lan rộng, trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Không nên kiêng cữ quá mức

Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng cữ như nhiều người lầm tưởng. Các mụn nước ngoài da cũng chỉ cần vệ sinh 1 lần/ngày và không cần bôi thuốc. Bố mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi con sốt trên 38,5 độ C. Cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi khi trẻ sốt, tránh việc ủ ấm quá mức khiến trẻ bị nhiễm lạnh do mồ hôi toát ra, dễ dẫn đến viêm phổi.

Cân nhắc khi truyền nước

Các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ truyền nước, khi không có dấu hiệu đau ốm nào. Việc làm này chỉ nên áp dụng khi trẻ có biểu hiện mất nước nặng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao.

Để tăng sức đề kháng cho trẻ, gia đình nên cho con uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Bổ sung thêm cho con các loại quả có màu đỏ, vàng như dưa hấu, cà chua, nước ép để cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các tổn thương.

Ngoài ra, với trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên bổ sung kẽm, một vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp con nhanh khỏi bệnh hơn. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, lòng đỏ trứng, thịt gà…

Cách phân biệt bệnh tay chân miệng với loét miệng

Do trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước trong miệng, khi vỡ ra tạo thành vết loét nên nhiều phụ huynh nhầm lẫn với viêm loét miệng.

Trên thực tế, không quá khó để phân biệt bệnh loét miệng với tay chân miệng. Nếu là viêm loét miệng bình thường thì vết loét thường nhỏ (đường kính từ 1 – 3mm), xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi hình tròn hoặc bầu dục, ở giữa có màu trắng xám hoặc hơi vàng, bao quanh là quầng màu đỏ. Với bệnh tay chân miệng, vết loét tổn thương dạng phỏng nước (đường kính từ 2 – 3mm). Ngoài ra, trẻ còn có những nốt phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể nôn và sốt.

Trong trường hợp không phân biệt được, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

thegioicaythuoc Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng

300x250 holy Chăm sóc bệnh tay chân miệng sai cách dễ gây biến chứng

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online