Cam thảo – “Thần nông bản thảo”

check Cam thảo    Thần nông bản thảo Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cam thảo    Thần nông bản thảo Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Cam thảo    Thần nông bản thảo

Ðông y đều cho rằng vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, giải giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh nhiệt , thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị thuốc khác

Cam thảo được nói tới trong các đơn thuốc cổ là rễ của cây Glycyrrhiza uralensis Fisch, hoặc các cây Glycyrrhiza inflata Bat, Glycyrrhizaglabra L thuộc họ Ðậu ( Fabaceae ), thường gọi là cây Cam thảo bắc, mọc ở các nước ôn đới; không phải cây Cam thảo dây Abrus precatorius L hoặc cây Cam thảo nam Scoparia dulcis L.

a54 Cam thảo    Thần nông bản thảo

Tác dụng của cam thảo trong Ðông y

Cam thảo là một trong những vị thuốc Ðông y lâu đời nhất; trong sách “Thần nông bản thảo” thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã nói đến Cam thảo. Nhìn chung các sách bản thảo (sách nói về dược) Ðông y đều cho rằng Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, giải co thắt giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị thuốc khác. Người xưa nhấn mạnh 2 tác dụng khá độc đáo của Cam thảo là:

– Điều hòa vị thuốc: thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt nhiệt, thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hòa hoãn…

– Giải độc: Cam thảo năng giải bách dược độc.

a38 Cam thảo    Thần nông bản thảo

Tác dụng của cam thảo theo Tây y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: cam thảo có nhiều tác dụng quý, ở đây chỉ xin nhắc tới một số tác dụng có liên quan:

– Cam thảo có tác dụng giải độc với nhiều loại độc tố như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.

– Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.

– Cam thảo chống , trên thực nghiệm cao lỏng hoặc nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành.
Một số ứng dụng của cam thảo trong điều trị bệnh:

– Ứng dụng chữa hành tá tràng: uống cao lỏng Cam thảo ngày 4 lần, mỗi lần 15 ml, liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết quả tốt 90%; kiểm tra Xquang 58 ca thấy 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (tạp chí Nội khoa Trung y 1960).

– Trị viêm gan B mạn tính dùng viên Cam thảo trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e ( HbeAg) chuyển âm tính 44,8%, thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ (thông báo Trung dược 1987).

Liều lượng
– 4 – 20 g /ngày (Dược điển Việt nam 1992).

Quan niệm sai lầm về cam thảo

Nghiên cứu dược lý cho biết Cam thảo có tác dụng giữ nước và muối Na, thải muối K, gây phù, làm ; tác dụng này tương tự như corticoit. Có lẽ do điều này mà một số người suy diễn: corticoit gây loét dạ dày thì có lẽ Cam thảo cũng gây loét dạ dày! Vì vậy ai nghĩ cam thảo gây loét dạ dày là hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, cam thảo không cấm dùng cho người bị loét dạ dày.

a43 Cam thảo    Thần nông bản thảo

Tóm lược về cam thảo

– Cam thảo là một vị thuốc bổ quý giá của Ðông y.

– Cam thảo không gây loét dạ dày, mà ngược lại nó còn chữa lành các vết loét dạ dày.

– Cam thảo giữ nước gây phù, tăng huyết áp vì vậy cần chú ý không dùng cho người có bệnh cao huyết áp; hoặc nếu cần thì dùng với liều thấp và thời gian ngắn. Ngược lại Cam thảo sẽ tốt cho người suy nhược có huyết áp thấp.

– Hiện nay có hàng chục loại thuốc hoàn tán có chứa Cam thảo được Bộ y tế cho phép lưu hành trên toàn quốc.

 Theo Bacsigiadinh

thegioicaythuoc Cam thảo    Thần nông bản thảo

300x250 holy Cam thảo    Thần nông bản thảo

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online