Các loại thực phẩm mẹ không nên cho con ăn nhiều
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải Việt Nam cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng nhưng nếu bé ăn nhiều có thể gây phản tác dụng.
1. Cam
Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương.
2. Rau chân vịt
Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.
3. Trứng gà
Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.
4. Trà đặc
Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.
5. Thạch (jelly)
Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.
6. Cá muối
Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.
7. Kẹo cao su
Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.
8. Các loại đậu
Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.
9. Nhân sâm
Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.
Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.
11. Bỏng ngô
Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.
12. Mì ăn liền
Chất bảo quản và tạo màu có trong mì ăn liền không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
13. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.
14. Cola
Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.
15. Mỡ động vật
Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.
16. Thịt nướng, thịt hun khói
Thịt hun khói và thịt nướng, đặc biệt là thịt cừu nướng có chứa một số chất gây ung thư cao.
17. Chocolate
Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
18. Muối
Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.
19. Gan động vật
Gan chứa rất nhiều cholesterol, trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ làm lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên, tích lũy lâu ngày có thể gây ra bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành.
Theo Pháp Luật Xã Hội
Leave a Reply