Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già

check Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là một bệnh xương toàn thân do giảm sức chống đỡ của hệ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Con người về già hay mắc chứng loãng xương đặc biệt là phụ nữ thời sau mãn kinh. Vì thế, bạn tham khảo Phương pháp chữa trị loãng xương ở người già hiệu quả dưới đây nhé.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là một bệnh xương toàn thân do giảm sức chống đỡ của hệ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Khả năng chống đỡ của xương được đánh giá bởi mật độ khoáng của xương và chất lượng xương. Để đánh giá mật độ xương, ngày nay ở Việt Nam đã có nhiều máy đo được mật độ xương ở cổ xương đùi, cột sống thắt lưng và đo toàn thân.

dieu tri loang xuong o nguoi cao tuoi Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già

Các nhóm tuổi cần chú ý khi điều trị loãng xương: Nhóm tuổi 50-60, đây là nhóm tuổi sau mãn kinh đối với nữ. Nhóm tuổi 60 – 80 cả nam và nữ. Nhóm tuổi trên 80 cả nam và nữ.

Tại sao phải điều trị loãng xương?

Sự mất xương diễn ra từ từ, loãng xương được coi là bệnh thầm lặng. Bởi vậy khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau cấp ở vùng lưng hay mạng sườn và đau tăng khi thay đổi tư thế, trên phim chụp cột sống đoạn lưng hay đoạn thắt lưng thấy xẹp lún đốt sống gọi là tình trạng loãng xương nặng. Loãng xương thường dẫn đến gãy xương. Trong cộng đồng người ta thấy tần suất gãy xương do loãng xương rất thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh thường hay bị xẹp lún đốt sống. Ở nam giới thường hay bị gãy cổ xương đùi. Ngoài ra, gãy đầu dưới xương quay.

Ngày nay, tuổi thọ được nâng cao tuy nhiên tuổi gãy xương thường gặp sau 65 tuổi. Gãy xương chi phí điều trị tốn kém, đối với gãy cổ xương đùi tăng tỷ lệ tử vong trong năm đầu tiên và để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng chất lượng sống, tiên lượng rất xấu. Ở bệnh nhân loãng xương đã gãy xương không chỉ gãy một lần mà còn gãy nhiều lần, đồng nghĩa việc tái phát gãy xương rất cao. Điều trị với mục đích giảm đau nhanh cho bệnh nhân trong trường hợp đau cấp do gãy xương và tăng khả năng vận động, phòng ngừa gãy xương mới.

Các yếu tố nào gây nguy cơ gãy xương? Ở nhiều gia đình người ta thấy có yếu tố di truyền về loãng xương và gãy xương. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi. Chế độ ăn nghèo canxi và vitamin D. Nam giới hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu.

Những người có cơ thể bé nhỏ, những người ít hoạt động thể lực và có yếu tố nguy cơ ngã cao.

Ðiều trị loãng xương cần chú ý điều gì?

Điều trị loãng xương có sự khác biệt giữa nữ và nam và ở các lứa tuổi khác nhau. Lứa tuổi 50-60; tuổi 60-80 và ngoài 80 tuổi. Điều trị loãng xương không gãy xương và loãng xương có gãy xương. Để cho hệ vận động được tốt, các hoạt động thể lực thường xuyên rất cần thiết như đi cầu thang bộ, vì tổ chức xương là một mô sống luôn luôn được đổi mới. Cung cấp đủ vitamin D, ngoài chế độ dinh dưỡng và phơi nắng khoảng 30 phút mỗi ngày trước 9 giờ sáng, kiểm tra lượng vitamin D của bản thân có đủ hằng số sinh lý. Thiếu vitamin D có thể gây nên nhiều bệnh đi kèm không chỉ bị loãng xương, nhuyễn xương, mà còn giảm khối lượng cơ nên nguy cơ té ngã cao. Việc cung cấp đủ canxi và protein là rất bổ ích cho người mắc chứng loãng xương. Thầy thuốc chọn lựa thuốc điều trị loãng xương tùy thuộc các đặc điểm riêng của từng người bệnh. Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ như: uống thuốc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Thầy thuốc và người bệnh nên có sự liên hệ để theo dõi đáp ứng của thuốc và tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Thuốc uống hàng tuần ví dụ fosamax mỗi tuần uống 1 viên và kéo dài trong nhiều năm từ 4 – 5 năm. Thuốc truyền tĩnh mạch ví dụ aclasta mỗi năm truyền tĩnh mạch 1 lần (truyền thuốc ở bệnh viện) và điều trị liên tục trong 3 năm. Các thuốc nhóm này ở ngày đầu uống thuốc hay truyền thuốc có thể gây sốt, đau cơ, hội chứng giả cúm, đau đầu gặp và đau khớp làm cho bệnh nhân thấy khó chịu. Để giảm bớt các triệu chứng trên bệnh nhân cần uống đủ nước, uống đủ canxi và vitamin D khi điều trị.

Ở người già ngoài 80 tuổi, việc luyện tập cần chú ý đề phòng té ngã vì nguy cơ gãy xương rất cao ở người cao tuổi. Để tránh giảm khối lượng cơ và mật độ xương, ngoài việc đi bộ chú ý cung cấp đủ thực phẩm giàu protein, đủ canxi, vitamin D. Điều trị loại thuốc ức chế hủy xương như biphosphonat (fosamax hoặc aclasta). Ở người già không sử dụng loại raloxifene vì không phòng được gãy cổ xương đùi và thuốc này làm tăng nguy cơ huyết khối. Ở Việt Nam hiện tại chưa có denosumab (prolia), thuốc tiêm dưới da cách 6 tháng tiêm một lần. Điều trị loãng xương cho người già ngoài 80 tuổi không những sử dụng các thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống, gãy cổ xương đùi và gãy cổ tay, mà cần chú ý dự phòng nguy cơ té ngã.

Ai nên đo mật độ xương?

Phụ nữ sau mãn kinh hoặc mãn kinh sớm. Ở người già, mất xương tăng theo tuổi. Những người có ông, bà, bố, mẹ bị loãng xương. Những người có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động. Bệnh nhân điều trị bằng corticoid kéo dài và thuốc chống co giật. Phụ nữ trẻ chán ăn do mắc chứng tâm thần. Nam giới uống nhiều rượu hoặc hút nhiều thuốc lá. Những người thấp bé nhẹ cân hay chỉ số khối cơ thể dưới 19 (kg/m2). Mất chất khoáng và biến dạng đốt sống. Những người mắc các bệnh nội tiết như suy giảm nội tiết tố, cường giáp hoặc điều trị bằng thuốc thyroxine. Bệnh nhân mắc các bệnh khớp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân trước đó bị gãy khớp háng…

thegioicaythuoc Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già

300x250 holy Phương pháp chữa trị loãng xương hiệu quả cho người già

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online